Thực trạng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Việt Nam

Đến nay, Việt Nam vẫn đang thuộc nhóm 35 quốc gia chưa có luật pháp quy định về trách nhiệm của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm lý. Điều này dẫn đến tình trạng có rất nhiều cá nhân mặc dù chưa được qua đào tạo bài bản nhưng vẫn tự cho phép mình thực hiện tham vấn trị liệu tâm lý, gây nên những tác động không nhỏ về cả vật chất và tinh thần cho chính thân chủ của họ nói riêng và cả cộng đồng nói chung.

Nhu cầu tăng – nguồn cung thiếu

Vốn dĩ đội ngũ chăm sóc sức khỏe tinh thần hiện nay đang rất mỏng (1000 bác sĩ chuyên khoa tâm thần so với 13 triệu người có nhu cầu (1). Nay lại phải đối mặt với việc tỷ lệ các bệnh loạn thần tăng mạnh (2). Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nhân sự có trình độ môn.

Thiếu kiến thức về sức khỏe tinh thần

Việc thiếu kiến thức này đang diễn ra ở cả nhà nước và người dân. Một bên thì chậm trễ trong việc triển khai, ban hành các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm của người hành nghề tham vấn – trị liệu tâm lý. Một bên thì thờ ơ, thiếu quan tâm đến chính sức khỏe tinh thần của mình và người thân.

Sự xuất hiện của các “Lang băm tâm lý”

Lợi dụng tình trạng trên, một số bộ phận lớn những người không có chuyên môn hoặc được đào tạo lỏng lẻo đang tự cho mình khả năng can thiệp vào sức khỏe tinh thần người khác bằng cách thực hiện các hành vi tham vấn – trị liệu tâm lý. Đây chính xác là những đối tượng lừa đảo đang lợi dụng kẽ hở của luật pháp và nhà nước để trục lợi cho bản thân.

13000000+
Người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Việt Nam.

Theo nghiên cứu từ WHO tại Việt Nam vào năm 2016, tại Việt Nam trong số 13,5 triệu người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có đến 70-80% người mắc bệnh chưa được phát hiện bệnh để điều trị. Như vậy, cứ 10 người rối loạn tâm thần chỉ có 2-3 người điều trị, số còn lại chưa được chẩn đoán điều trị. (1)

Đây là số liệu được công bố vào năm 2016, xét trong bối cảnh năm 2022 và sau đại dịch, con số này tăng lên rất nhiều. (2)

20000+
Người chi tiền cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Theo khảo sát và đánh giá riêng của dự án, trong năm vừa qua, số người đang chi tiền cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần bao gồm (tư vấn, tham vấn, các khóa học về bản thân và cải thiện tâm trạng…) vào khoảng 50.000 người. chiếm  5% số người đang có nhu cầu này. (3)

Con số trên được khảo sát dựa trên tổng số 53 các phỏng khám lớn nhỏ đang hoạt động và chưa bao gồm các bệnh viên lớn, lớn mà hằng ngày tiếp nhận rất nhiều các ca bệnh về tâm lý đến khám và điều trị. (4)

0%
Số các chuyên gia được cấp phép hoạt động.

Việc thiếu các bộ luật quy định tránh nhiệm và năng lực của những người thực hiện việc chăm sóc sức khỏe tinh thần dẫn đến một điều đang phổ biến hiện nay là: Ai cũng có thể trở thành một Tâm lý gia. Điều mà rất khó đạt được ở các nước khác. (5)

Sự ra đời của dự án

Vào ngày 21-05-2021, Thông qua khóa học làm phim SHOW DONT TELL của UNESSCO phối hợp với Đại học Hoa Sen tổ chức, một nhóm các bạn trẻ đã cùng thảo luận với nhau về thực trạng hiện tại trong việc tham vấn – trị liệu tâm lý ở Việt Nam. Và từ đó đưa ra ý tưởng về việc thực hiện một bộ phim tài liệu nhằm tìm hiểu nguồn cơn và truyên thông đến mọi người về vấn đề mà nhiều người đang đối mặt.

Trải qua qua trình phỏng vấn, làm việc với các đối tượng liên quan trong câu chuyện “Lang băm tâm lý”, từ các chuyên gia, cố vấn đến các nạn nhân… Nhóm nhận thấy vấn đề này nghiêm trọng và gai góc hơn nhiều so với những gì mọi người hình dung ban đầu.

Mong muốn góp phần giải quyết tình trạng đã nêu trên và không chỉ dừng lại ở việc kể một câu chuyện bằng góc nhìn điện ảnh nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng. Các thành viên trong dự án góp ý đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu một cách tối đa thiệt hại và cùng đứng về phía các nạn nhân để lên tiếng về vấn đề “Lang băm tâm lý”. Qua đó, dự án Kết nối tâm lý ra đời.