Đây là các chuỗi hoạt động nằm trong giai đoạn 1 của dự án do nhóm hạt nhân thực hiện. Mục tiêu của chuỗi hoạt động này đó là thu thập đủ số liệu để xác đinh rõ hệ quả của thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần hiện nay tác động lên cả đời sinh kinh tế và tinh thần của người dân Việt Nam. Qua đó, xác định lại tính nghiêm trọng của vấn đề nhằm hỗ trợ cho các hoạt động tiếp theo của dự án.

Ở Việt Nam hiện nay đang thiếu rất nhiều những nghiên cứu và khảo sát về sức khỏe tinh thần mặc dù đây được xem là một trong những vấn đề quan trọng mà Bộ Y Tế đã nhìn nhận. Việc thực hiện những nghiên cứu và khảo sát này chưa được một bên nào đứng ra đảm nhiệm mặc dù đã nằm trong đề án chính phủ từ năm 2019.

I. Các nghiên cứu hiện có về lĩnh vực sức khỏe tinh thần ở Việt Nam.

1. Các nghiên cứu của UNICEF về sức khỏe tinh thần tại Việt Nam.

UNICEF là một tổ chức rất lớn và có rất nhiều nghiên cứu, báo cáo ở Việt Nam trong đó có lĩnh vực sức khỏe tinh thần.

Tuy nhiên vì là một tổ chức về trẻ em nên các nghiên cứu của UNICEF tập trung vào độ tuổi từ 0 > 13 tuổi và trong các các nghiên cứu đó cũng chưa đề cập nhiều đến thực trạng về chất lượng chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Các nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của UNICEF ở Việt Nam có thể tham khảo tại trang web chính thức của UNICEF Việt Nam tại đây.

2. Nghiên cứu và khảo sát của các hiệp hội về tâm lý học tại Việt Nam

Nhin chung, ở các nước khác, việc đại diện cho tất cả các chuyên gia tâm lý trong cả nước sẽ được một hiệp hội đảm nhận. Hiệp hội này được bảo trợ và quy định bởi chính phủ trong việc kiểm soát chất lượng và cung cấp thông tin cho người dân ví dụ như APA của Mỹ, ACK của Anh…

Còn tại Việt Nam, có rất nhiều các tổ chức và hiệp hội với các chủ trương và mục đích hoạt động khác nhau đang hoạt động. Trong đó nổi bật đáng kể đến như: Hội tâm lý học Việt Nam (VPA), Hội tâm lý học giáo dục Việt Nam (VPPA)…

II. Các vấn đề cơ bản cần làm rõ.

Đến năm 2023, dự án Kết nối tâm lý đặt mục tiêu hoàn thành các nghiên cứu và khảo sát để cung cấp một cái nhìn khách quan và chính xác và tình trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Việt Nam, đáp ứng được các nhu cầu về sử dụng nghiên cứu của các bản thân dự án và các tổ chức trong và ngoài nước.

Mục đích các nghiên cứu và báo cáo tập trung trả lời cho các vấn đề như:

  • Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần ở Việt Nam như thế nào?,
  • Giá trị kinh tế trong ngành nghề này hiện tại là bao nhiêu?,
  • Tổn thất về tinh thần và vật chật của người dân khi đối mặt với ván tình trạng “Lang băm tâm lý” có thể đo lường được không và làm như thế nào?

 

Tin thông liên quan